Gustave Le Bon
Gustave Le Bon (7 tháng 5 năm 1841 – 13 tháng 12, 1931) là một nhà khoa học đại tài chuyên về lĩnh vực tâm lý học xã hội.
Ở thế kỷ 19, những quan điểm, nghiên cứu của ông được cho là đặt nền móng cho một chuyên ngành đầy mới mẻ lúc bấy giờ nhưng lại cực kỳ quan trọng và vẫn còn giá trị to lớn cho đến ngày nay. Đó chính là tâm lý học đám đông. Theo Gustave Le Bon, những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thuỷ, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất. Vả lại, do thể tạng của mình, những đám đông ấy cần có một thủ lĩnh, một người cầm đầu, kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa.
Trong sự nghiệp viết lách, Gustave Le Bon cho ra đời rất nhiều tác phẩm xuất sắc về chuyên ngành tâm lý học xã hội và đả động đến rất nhiều lĩnh vực trong xã hội Pháp lúc bấy giờ.
Các cuốn sách tiêu biểu:
- Tâm lý học đám đông (1895)
- L’homme et les sociétés (1881; Man and Society)
- The civilisation of Arabs, 1884
- Psychologie du socialisme (1896)
1900545482 nhánh 5
Tổng đài tư vấn miễn phí
(8:00 AM - 22:00 PM)
Quét mã QR để cài APP