Phan Kế Bính
Phan Kế Bính (1875 - 1921), nhà văn, dịch giả, hiệu Bưu Văn, sinh tại làng Thụy Khê, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội) trong một gia đình khoa bảng.
Năm 1906 ông thi hương đỗ cử nhân nhưng không ra làm quan. Ông tham gia hưởng ứng phong trào Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục rồi làm báo. Từ năm 1907 phụ trách phần chữ Hán trong Đăng cổ tùng báo. Tiếp đó vào Sài Gòn biên tập báo Lục tỉnh tân văn. Năm 1913 ra Hà Nội làm báo Đông dương tạp chí, phụ trách mục Hán văn, khảo cứu văn học và lịch sử. Năm 1915, phụ trách mục xã luận báo Trung bắc tân văn. Năm 1921 ông mất tại Hà Nội. Trong buổi giao thời đầu thế kỷ XX, Phan Kế Bính có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển nền văn học quốc ngữ, có công dùng chữ quốc ngữ để nghiên cứu, giới thiệu nền văn học cổ Việt Nam và Trung quốc. Tác phẩm chính của ông gồm có:
- Sách biên khảo: Nam hải dị nhân và Hưng Đạo đại vương (1909 - 1915), Việt nam phong tục (1915), Việt Hán văn khảo (1918).
- Sách dịch: Tam quốc diễn nghĩa (1907), Đại Nam điển lễ toát yếu (1915 - 1916), Đại Nam nhất thống chí (1916), Việt Nam khai quốc chí truyện (1917), Đại Nam liệt truyện tiền biên (1918), Đại Nam liệt truyện chính biên (1919).
1900545482 nhánh 5
Tổng đài tư vấn miễn phí
(8:00 AM - 22:00 PM)
Quét mã QR để cài APP