Đăng nhập

Tác giả

Nguyễn Triệu Luật

Chia sẻ
1 tác phẩm

Nguyễn Triệu Luật (1903-1946), bút hiệu: Dật Lang, Phất Văn Nữ Sĩ; là nhà giáo, nhà văn, nhà báo và là thành viên sáng lập Việt Nam Quốc dân Đảng vào năm 1927 tại Việt Nam.
Ông là người làng Du Lâm, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Vĩnh Yên (nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). Ông là cháu nội của Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản (1823 - 1890) và Cử nhân Nguyễn Án (1770 – 1815), thuộc một dòng họ có nhiều người đỗ đạt và nhiều người làm quan lớn.

Thuở trai trẻ, Nguyễn Triệu Luật học tại Trường nam Sư phạm Hà Nội, đến khi tốt nghiệp, lần lượt đến dạy tại một số trường công ở Tuyên Quang, Hà Nội, Hải Phòng.

Năm 1927, ông cùng Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài tham gia thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng...Sau khi cuộc tổng khởi nghĩa thất bại, mười ba đồng chí của ông, trong đó có lãnh tụ Nguyễn Thái Học, bị thực dân Pháp xử chém ở Yên Bái ngày 17 tháng 6 năm 1930; thì ông cũng bị thực dân cầm tù cùng với hai nhà văn khác là Nhượng Tống và Trúc Khê.

Một thời gian sau ông được tha, nhưng bị buộc thôi nghề dạy học. Kể từ đó, ông quay sang làm báo, viết cho nhiều tờ như: Nam Phong, Trung Bắc tân văn, Ích hữu, Tao đàn, Tiểu thuyết thứ Bảy, Nhật Tân...Trong những năm 1937-1939, ông được mời vào giảng dạy tại trường tư thục Lê Văn ở Vinh. Chính thời gian này, ông viết nhiều tác phẩm nhất.

Năm 1940, ông bị thực dân Pháp đưa đi an trí, và qua đời năm 1946, lúc 43 tuổi.

Tác phẩm tiêu biểu:

- Hòm đựng người (in từng kỳ trên báo Nhật Tân vào năm 1936, 1938 in thành sách)[4]

- Bà chúa Chè (Nhà xuất bản Tân Dân - Hà Nội, 1938) - Loạn kiêu binh (Nhà xuất bản Tân Dân - Hà Nội, 1939)

- Ngược đường Trường thi (Phổ thông bán nguyệt san số 46, 1939) - Chúa Trịnh Khải (Nhà xuất bản Tân Dân - Hà Nội, 1940)

- Rắn báo oán (1941) - Thiếp chàng đôi ngã (in chung với Rắn báo oán, 1941)

- Bốn con yêu và hai ông đồ (1943)

- Chúa cuối mẻ (đăng dở dang trên tờ Tiểu thuyết thứ Bảy từ số 1, tháng 6 năm 1944 đến số 9, tháng 3 năm 1945).

Ngoài ra, ông còn có nhiều tiểu luận, tạp luận đây đó trên nhiều báo và tạp chí đương thời, kể từ tờ Nam Phong tạp chí (1923), tờ Phụ nữ thời đàm mà ông là Chủ bút kế nghiệp nhà văn Phan Khôi trong 4 số cuối cùng, các tạp chí Tri tân, Tao đàn...

Tác giả khác

Thông tin liên hệ

1900545482 nhánh 5

Tổng đài tư vấn miễn phí
(8:00 AM - 22:00 PM)

Ứng dụng di động

Quét mã QR để cài APP