Bà Tùng Long
Bà Tùng Long sinh ngày 1 tháng 8 năm 1915 tại Đà Nẵng. Bà là một nhà văn Việt Nam, nổi tiếng với các tiểu thuyết tâm lý xã hội ở miền Nam trước 1975. Bà Tùng Long là vợ của nhà thơ, nhà báo Hồng Tiêu và là mẹ của nhà thơ Nguyễn Đức Trạch, nhà văn và cũng là cựu luật sư Nguyễn Đức Lập và nhà văn Nguyễn Đông Thức. Bà theo bậc tiểu học ở Đà Nẵng, tiếp đó học bậc trung học ở trường Đồng Khánh, Huế, và trường Gia Long, Sài Gòn. Năm 1935 bà thành hôn cùng nhà báo Hồng Tiêu Nguyễn Đức Huy. Năm 1952, Bà Tùng Long dạy Pháp văn và Việt văn tại các trường Les Lauries, Tân Thịnh, Đạt Đức... Từ 1953, Bà Tùng Long khởi xướng mục Gỡ rối tơ lòng trên báo Sài Gòn Mới và giữ vị trí này trong nhiều năm, góp phần thu hút độc giả cho tờ báo. Ngoài ra bà còn cộng tác cùng các báo khác như Tiếng Vang, Miền Nam, Phụ Nữ Diễn Đàn, Phụ Nữ Ngày Mai, Nhân Loại... Vào thập niên 1960, vừa dạy học vừa viết báo, viết văn. Vào đầu thập niên 1960, bà giữ chức Tổng thư ký Hội Phụ Nữ Việt Nam Cộng hòa, đắc cử Dân biểu tỉnh Quảng Ngãi. Tổng cộng Bà Tùng Long có 50 đầu sách, trong đó 16 cuốn được tái bản sau 1975. Phần lớn các tiểu thuyết của bà đề cập đến thân phận người phụ nữ, ca ngợi tình yêu. Tác phẩm cuối đời của bà là tập hồi ký xuất bản năm 2003.
Một số tác phẩm tiêu biểu:
1900545482 nhánh 5
Tổng đài tư vấn miễn phí
(8:00 AM - 22:00 PM)
Quét mã QR để cài APP