Đăng nhập

Podcast

Cảm thu, ai có tư lường hỡi ai?

Chia sẻ
Tác giả:
57 lượt nghe

Các bạn thân mến, trong không khí se se lạnh của mùa thu Hà Nội, xin mời các bạn lắng nghe “Cảm thu tiễn thu,” một bài thơ của thi sĩ Tản Đà, trong Ng-Âm Thơ số 10 ngày hôm nay.

Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 và mất ngày 7 tháng 6 năm 1939, quê ở làng  Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội), nguyên quán ở làng Lủ tức làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội). Tản Đà lên ba thì cha mất, lên bốn thì mẹ bỏ đi, nên phần lớn thời niên thiếu ông ở cạnh người anh cùng cha khác mẹ Nguyễn Tái Tích. Nhờ sự cổ vũ và ủng hộ hết lòng của anh mà Tản Đà sớm nổi tiếng là thần đồng khắp tỉnh Sơn Tây.

Nhiều nhà phê bình nhận định ông là người chuẩn bị cho sự ra đời của Thơ Mới, là “gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại,” và “Cảm thu tiễn thu” chính là minh chứng cho sự giao thoa gạch nối này. Vẫn dùng đề tài và hình ảnh thơ ca trung đại khi miêu tả mùa thu hắt hiu, lạnh lẽo, nhưng cảnh thu không còn là trung tâm mà chính là con người đủ mọi tầng lớp thân phận: từ bậc tài tử - giai nhân đến kẻ tha hương, người kĩ nữ; từ bậc tu mi nam tử đến khách má đào; từ trai anh hùng đến gái thuyền quyên. Thể thơ không thống nhất mà là sự kết hợp của các hình thức thơ truyền thống như ngũ ngôn, lục bát, tứ tuyệt.

Sau đây, xin mời các bạn lắng nghe “Cảm thu tiễn thu” của Tản Đà qua giọng diễn ngâm của hoạ sĩ/nghệ sĩ Ngọc Dân và tiếng đàn đáy của NSND Xuân Hoạch.

Thông tin liên hệ

1900545482 nhánh 5

Tổng đài tư vấn miễn phí
(8:00 AM - 22:00 PM)

Ứng dụng di động

Quét mã QR để cài APP