Nhà văn Khái Hưng sinh trưởng trong một gia đình quan lại phong kiến, cha làm Tuần phủ. Sự nghiệp văn học của Khái Hưng gắn liền cùng sự ra đời, phát triển và lụi tàn của Tự lực văn đoàn. Ông đã viết cả tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch, để lại hơn 20 tác phẩm đáng chú ý (chưa kể nhiều bài báo, luận thuyết). Về tiểu thuyết : Hồn bướm mơ tiên (1933), Nửa chừng xuân (1934), Gánh hàng hoa (1934 – viết chung với Nhất Linh), Đời mưa gió (1934 – viết chung với Nhất. Linh), Trống Mái (1935), Gia đình (936, Thoát ly (1938), Thừa tự (1937), Tiêu Sơn tráng sĩ (1940), Những ngày vui (1941), Đẹp (1939), Thanh Đức (1943). Về truyện ngắn :, Đọc đường gió bụi (1936), Anh phải sống (1934 – viết chung với Nhất Linh), Tiếng suối reo (1935), Đợi chờ (1938), Đội mũ lệch (1941). Về kịch : Tục lụy (1937), Đồng bệnh (1942), Cái ve (1944). Tiêu biểu và nổi bật với nhiều tác phẩm nhưng hơn cả chính là tác phẩm Nghĩa cái cười.