Lan Khai (24 tháng 6 năm 1906 – 1945). Trong lịch sử văn học hiện đại Việt Nam trước năm 1945, Lan Khai được xem là một cây bút sung mãn, một nhà văn "đường rừng" sáng giá. Dù ở thể loại nào ngòi bút của ông vẫn thuyết phục được cảm tình và lý tính của độc giả. Đặc sắc nhất vẫn là ở lĩnh vực sáng tác hiện thực về đời sống miền núi.
Trong những năm 30 xuất hiện một thể loại văn xuôi gọi là Truyện đường rừng, là thể loại văn xuôi về đề tài miền núi, dưới hình thức phiêu lưu, kì ẩn, ma và thần; nói nôm na đó là những truyện chỉ có ở rừng, thuộc về văn hoá rừng Việt Nam. Nhiều tác giả văn xuôi thời kỳ này đã thử sức với thể loại mới mẻ ấy, tạo được dư luận rộng rãi và sự hưởng ứng nhiệt tình của bạn đọc ba miền Bắc, Trung, Nam như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nhất Linh, Hồ Dzếnh, Vũ Bằng, Lan Khai, Lý Văn Sâm…. Tuy nhiên cho đến nay, nhắc đến Truyện đường rừng người ta vẫn nhắc đến hai tên tuổi lớn là Lan Khai và Thế Lữ.
Mời các bạn đón đọc Tiểu thuyết đường rừng: Truyện đường rừng.
1900545482 nhánh 5
Tổng đài tư vấn miễn phí
(8:00 AM - 22:00 PM)
Quét mã QR để cài APP