Trong những năm 30 xuất hiện một thể loại văn xuôi gọi là Truyện đường rừng, là thể loại văn xuôi về đề tài miền núi,dưới hình thức phiêu lưu, kì ẩn, ma và thần; nói nôm na đó là những truyện chỉ có ở rừng, thuộc về văn hoá rừng Việt Nam. Nhiều tác giả văn xuôi thời kỳ này đã thử sức với thể loại mới mẻ này, tạo được dư luận rộng rãi và sự hưởng ứng nhiệt tình của bạn đọc ba miền Bắc, Trung, Nam như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nhất Linh, Hồ Dzếnh, Vũ Bằng, Lan Khai, Lý Văn Sâm…. Tuy nhiên cho đến nay, nhắc đến Truyện đường rừng người ta vẫn nhắc đến hai tên tuổi lớn là Lan Khai và Thế Lữ.
Trong đó nổi bật lên với tập truyện ngắn SUỐI ĐÀN. Trong 17 năm cầm bút (1928 – 1945), ông để lại cho nền văn học VN hàng trăm tác phẩm đủ các thể loại. Chỉ tính từ 1939 đến 1942, Lan Khai đã để lại gần 50 cuốn sách các loại, có thể chia làm ba loại: tiểu thuyết tâm lý xã hội, tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết đường rừng. Ngoài ra ông còn viết Nghiên cứu lý luận văn học, dịch sách và sưu tầm văn học dân gian các dân tộc thiểu số vùng cao.